CHIA SẺ 8 CÁCH GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN THU HÚT, GIÚP BẠN SỚM NHẬN ĐƯỢC CÔNG VIỆC TRONG MƠ

line
29 tháng 06 năm 2022

CHIA SẺ 8 CÁCH GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN THU HÚT, GIÚP BẠN SỚM NHẬN ĐƯỢC CÔNG VIỆC TRONG MƠ
Trong quá trình tìm kiếm cho mình một công việc mới, nếu bước chuẩn bị CV là màn khởi đầu, gây sự chú ý đến nhà tuyển dụng thì vòng phỏng vấn đóng vai trò then chốt, giúp nhà tuyển dụng có thể quyết định làm việc cùng bạn hay không.
1. Trang phục lịch sự, phù hợp 
- Để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách tự tin nhất bạn cần chuẩn bị trang phục phù hợp. Chúng ta đều đồng ý rằng ấn tượng sẽ xuất hiện ngay từ những cái nhìn đầu tiên trước khi cuộc trò chuyện, trao đổi diễn ra đúng không? Bởi vậy hãy tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên bằng việc lựa chọn trang phục phù hợp nhé. Chúng tôi gợi ý bạn nên:
+ Lựa chọn quần áo công sở lịch sự (thuần xanh đen hoặc xám là tốt nhất)
+ Áo sơ mi tay dài (trắng, có thể màu nhạt)
+ Giày dép trang nhã, sạch sẽ
+ Tóc tai cắt tỉa gọn gàng
+ Móng tay phải được cắt gọn gàng
+ Không dùng nước hoa quá nồng 
+ Hạn chế đeo các phụ kiện quá khác biệt như khuyên mũi, khuyên lông mày
- Tuy nhiên, nếu công việc bạn sắp ứng tuyển có liên quan đến mảng thời trang hoặc yêu cầu diện mạo thì phần chuẩn bị trang phục sẽ cần được lựa chọn kỹ lưỡng theo đặc thù công việc, Bởi lúc này rõ ràng trang phục, diện mạo của bạn cũng nằm trong phần điểm để đánh giá.
2. Không để vật dụng cá nhân gây xao nhãng 
- Bí kíp giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tạo ấn tượng tốt trước các nhà tuyển dụng là không mang quá nhiều vật dụng cá nhân. 
- Trước khi bước vào phòng phỏng vấn hãy nhớ tắt chuông điện thoại và hạn chế các vật dụng gây nhiều tiếng động khi chìa khóa, tiền xu,… Bạn sẽ không muốn cả bạn và nhà tuyển dụng bị mất tập trung nếu điện thoại của bạn liên tục kêu hay rung hoặc có các tiếng động sột soạt trong phòng phỏng vấn. 
3. Xuất hiện, trao đổi với phong thái tự tin 
- Như chúng ta nói ở trên, ấn tượng sẽ xuất hiện ngay từ cái nhìn đầu tiên. Thế nên để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ấn tượng, ngoài phần trang phục, hãy bước vào phòng phỏng vấn với một phong thái tự tin. Bạn có thể ngẩng cao đầu cùng nụ cười tươi để thể hiện sự tự tin, phong thái năng động. Nếu quá trình tham gia phỏng vấn bạn có gặp những nhân viên khác của công ty hay bộ phận tiếp tân, đừng quên lịch sự, chào hỏi thân thiện với họ nữa nhé.
- Buổi phỏng vấn là lúc gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, đây là mối quan hệ song song cả hai bên đều có lợi. Vậy nên bạn đừng quá e dè, khép nép và ngại ngùng nhé. 
- Đặc biệt trong trường hợp bạn ứng tuyển vào những vị trí liên quan đến gặp gỡ đối tác, khách hàng, ngoại giao thì việc thể hiện phong thái tự tin khi xuất hiện và khi trò chuyện cũng là điểm để gây ấn tượng lớn.   
4. Ngầm đưa ra sự đánh giá tốt về bản thân trong lời giới thiệu 
- Một lỗi nhỏ mà nhiều bạn có thể không để ý để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đó là đưa ra các thông tin quá chung chung, không đi kèm kết quả cụ thể. nhà tuyển dụng sẽ cần tiếp nhận thông tin từ bạn để suy nghĩ, đánh giá. Trong quá trình giới thiệu bản thân về kinh nghiệm làm việc trước kia, hãy dẫn ra các thông tin đi kèm với con số, kết quả, thành tựu đạt được cụ thể nhé. 
- Ví dụ bạn ứng tuyển cho vị trí nhân viên marketing, thay vì chỉ thuật lại mình đã từng làm các chiến dịch truyền thông, các bản thiết kế mới cho sản phẩm, hãy nói chi tiết hơn. Một chiến dịch truyền thông thu hút hơn 1 triệu lượng tương tác online hoặc một bản thiết kế sản phẩm mới có tỷ lệ trung bình 8/10 khách hàng phản hồi ấn tượng sẽ là điểm cộng lớn. Bạn hoàn toàn có thể ngầm gây ấn tượng một cách khéo léo về bản thân mình ngay trong quá trình mô tả kinh nghiệm. 
5. Thể hiện sự chuẩn bị, tìm hiểu kỹ càng về phía công ty 
- Bạn có thể gây ấn tượng trong quá trình phỏng vấn bằng việc thể hiện độ hiểu biết về công ty. Bạn không nhất thiết phải đọc thuộc lòng thời gian thành lập của công ty hay số lượng nhân viên đang hoạt động. Hãy tìm hiểu về các quan điểm, triết lý hoạt động, kinh doanh của công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Trong quá trình giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn có thể lồng ghép các thông tin cho thấy sự tương đồng trong quan điểm kinh doanh, thấu hiểu về các đối thủ trong ngành để chứng tỏ độ phù hợp giữa bạn và công ty. 
- Chúng tôi lấy ví dụ đơn giản như bạn được nhà tuyển dụng đặt ra một tình huống A và câu hỏi về hướng xử lý. Nếu bạn vô tình đưa ra hướng xử lý tương đồng với công ty đối thủ thì rất có khả năng nhà tuyển dụng sẽ nhận định rằng bạn kém phù hợp với quan điểm kinh doanh của công ty hơn. 
- Tuy nhiên, cũng đừng quá ép buộc mình phải tương đồng với công ty mà làm trái ngược lại phong cách, quan điểm làm việc của mình nhé. 
6. Chủ động đưa ra các câu hỏi cho nhà tuyển dụng 
- Một ứng viên có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay ở sự chủ động đặt ra những câu hỏi cần thiết. Việc ứng viên đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng cho thấy bạn cũng quan tâm sâu sắc tới môi trường mà có thể bạn sẽ làm việc sau này và có thái độ nghiêm túc với buổi phỏng vấn. 
- Các câu hỏi bạn có thể tham khảo gồm: 
+ Văn hóa công ty là gì? 
+ Bộ phận mà tôi chuẩn bị làm việc sẽ có bao nhiêu phòng ban, nhân viên? 
+ Tôi sẽ làm việc với cấp trên như thế nào? 
+ Lộ trình thăng tiến của vị trí này là gì? 
+ Công ty đặt mục tiêu vào vị trí này như thế nào? 
+ Sau bao lâu tôi sẽ nhận được kết quả phỏng vấn?
Sinh viên có nhu cầu ứng tuyển vui lòng thực hiện ĐẦY ĐỦ 2 BƯỚC sau:
- Bước 1: Điền đầy đủ thông tin theo link sau (lưu ý điền đúng email để được hỗ trợ): https://forms.gle/NvfugVRSKUQdUsrb8
- Bước 2: Gửi thông tin qua email vinhhv@vhu.edu.vn gồm: Họ tên, MSSV, Ngành học, SĐT, Email, Đơn vị ứng tuyển, Vị trí ứng tuyển. 

Lưu ý: Sinh viên có nhu cầu tìm việc, khi tiếp cận với doanh nghiệp, thị trường lao động cần phải tuân thủ, thực hiện đúng và đủ nguyên tắc "5K" theo quy định của Bộ Y Tế nhằm bảo vệ bản thân và cộng đồng trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.